Cách ngâm rượu sâm cau đỏ đơn giản tại nhà

Sâm cau từ lâu đã được xem là một dược liệu quý trong Đông y, nổi tiếng với tác dụng tăng cường sức khỏe, đặc biệt là khả năng cải thiện sinh lý nam giới. Tuy nhiên, để khai thác triệt để công dụng của sâm cau, việc ngâm rượu đúng cách là yếu tố then chốt. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết từ cách chọn nguyên liệu đến từng bước ngâm rượu sâm cau, giúp bạn tự tay chế biến một bình rượu vừa thơm ngon vừa tốt cho sức khỏe. Cùng Rượu Hương Sơn tìm hiểu ngay để không bỏ lỡ những bí quyết quan trọng giúp rượu đạt vị ngon nhất!

Rượu ngâm sâm cau đỏ có tác dụng gì?

rượu sâm cau đỏ có công dụng gì
rượu sâm cau đỏ có công dụng gì

Về phần tác dụng của sâm cau đỏ ngâm rượu được chia theo 2 hướng:  Đông y và Tây y.

Tác dụng rượu sâm cau đỏ theo Đông Y

Trích từ cuốn “Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi thì sâm cau có vị thơm nhẹ và có tính ấm vào 3 kinh Thận, Can và Tỳ.

  • Giúp xương chắc khỏe, cường tráng gân cốt.
  • Điều trị bệnh liệt dương và yếu sinh lý.
  • Giúp bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, cố tinh.
  • Ôn trung, táo thấp, tán ứ.
  • Tăng cường sinh lý cho nam và nữ.
  • Chữa bệnh về lưng và tay chân lạnh.
  • Ngoài ra còn chữa các bệnh như trĩ, ho và điều hòa tiêu hóa.

Tác dụng rượu sâm cau đỏ với Tây Y

Về mặt Tây y có tác dụng nâng cao hệ thống miễn dịch, giúp chống oxy hóa, tăng cường khả năng thích nghi của cơ thể trong điều kiện khắc nghiệt, tăng cường hoạt động của tim và làm giãn mạch vành,…

Những ai nên dùng rượu sâm cau

  • Bệnh nhân đang bị liệt dương, vô sinh, xuất tinh sớm và yếu sinh lý.
  • Người hay mệt mỏi hoặc suy nhược cơ thể.
  • Người cao tuổi thường bị vấn đề về xương khớp, chân tay bị tê mỏi.
  • Người thường đang muốn tăng cường khả năng tình dục.

Cách chọn mua và khử độc sâm cau đỏ

Cách chọn mua sâm cau rừng

Sâm cau đỏ được mọc ở khu rừng quanh các tỉnh miền núi từ Quảng Nam trờ lên. Khi bạn chọn mua nên chọn những củ dài và to.

Nếu bạn muốn chọn củ sâm cau chất lượng thì nên chọn cửa hàng bán lâu năm và uy tín cả nước. Nếu bạn không tìm hiểu kỹ thì sẽ dễ mua với giá trên trời.

Khi mua được bạn cần phải sơ chế và rửa sạch trước khi ngâm vì loại thảo dược này có tính độc và đất bám vào củ rất chặt.

Cách khử độc sâm cau rừng

Việc khử độc cho loại thảo dược này vô cùng quan trọng vì nếu sơ chế không kỹ sẽ dẫn tới tình trạng bị ngộ độc rượu.

Cách khử độc cho sâm cau rừng cũng vô cùng đơn giản. Đầu tiên và ngâm sâm cau với nước vo gạo 3 lần. Lần 1 và lần 2 ngâm trong khoảng 30 phút tới 1 tiếng và đối với lần cuối cùng thì ngâm qua đêm (trong khoảng 8 tới 10 tiếng).

Bước khử độc này cần áp dụng cho cả sâm cau tươi lẫn khô. Sau khi đã ngâm lần thứ 3 thì đem tráng lại 1 lần nữa với nước lã và một lần rượu (rượu nên dùng loại rượu sẽ ngâm tráng qua).

Cách ngâm rượu sâm cau rừng

cách ngâm rượu sâm cau đỏ đúng công thức
cách ngâm rượu sâm cau đỏ đúng công thức

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Sâm cau đỏ khô: 1kg
  • Dâm dương hoắc: 1,5kg
  • Nấm ngọc cẩu khô: 0.5kg
  • Rượu trắng: 15 lít (40 độ trở lên)

Cách ngâm rượu sâm cau đỏ:

Sau khi sơ chế các nguyên liệu xếp hết vào bình thủy tinh hoặc bình sành (không được dùng bình nhựa). Sau khi đã xếp hết vào sẽ đổ rượu đầy bình và đập nắp thật chặt lại và để nơi khô ráo tránh ánh nắng trực tiếp.

Thời gian ngâm sâm cau rừng

Thời gian ngâm đối với sâm cau tươi nguyên củ thì tầm 90 – 100 ngày (3 tháng).

Thời gian ngâm đối với sâm cau khô thì tầm 3 – 4 tháng. Tuy nhiên để thơm ngon hơn thì nên ngâm khoảng 6 tháng rồi mới dùng.

Liều lượng sử dụng

Mỗi ngày chỉ dùng 3 lần, mỗi lần khoảng 10 – 30ml. Dùng khoảng 2 tháng sẽ thấy có tác dụng đáng kể. Không dành cho phụ nữ đang mang thai, người bị huyết áp cao hoặc người có vấn đề về gan và thận.

Tác hại khi sử dụng quá liều rượu sâm cau đỏ

Mặc dù rượu sâm cau mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, việc sử dụng quá liều hoặc không đúng cách có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng.

  • Gây hại cho gan: dù rượu sâm cau tốt cho sức khỏe nhưng phải biết dùng đúng liều lượng và ngâm đúng cách. Nếu như quá liều, gan sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều về lâu dài sẽ dẫn tới nhiều trường hợp nghiêm trọng như: xơ gan, viêm gan.
  • Tăng huyết áp và rối loạn tim mạch: Trong rượu sâm cau có Alkaloid, đây là chất tác động hệ thần kinh gây căng thẳng lo âu. Thậm chí có thể dẫn tới đau đầu đột quỵ.
  • Gây rối loạn tiêu hóa: Trong sâm cau có chất Steroidal Saponin giúp hỗ trợ vấn đề về tình dục, nhưng nếu sử dụng quá liều sẽ dẫn tới kích thích tiêu hóa gây buồn nôn đau bụng và rối loạn tiêu hóa.
  • Ảnh hưởng tới hệ thần kinh: như đã đề cập trên thì rượu sâm cau có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh gây ra các bệnh như: trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, gây mệt mỏi căng thẳng,..
  • Độc tính trong sâm cau: Mặc dù đã sơ chế qua sâm cau nhưng có thể vẫn còn một số độc tố sót lại nếu ngâm không đúng cách. Việc sử dụng sâm cau chưa khử hết độc hoặc rượu kém chất lượng có thể gây buồn nôn, choáng và khó thở.

Cách bảo quản rượu sâm cau sau khi ngâm

Để rượu sâm cau đỏ được thơm ngon và giữ hương vị lâu và tốt nhất. Dưới đây là cách bảo quản rượu sâm cau để hiệu quả và đảm bảo chất lượng nhất:

    • Để nơi khô ráo, tránh ánh nắng: Khi ngâm bạn nên để bình rượu tránh ánh nắng trực tiếp và tránh các nơi ẩm ướt.
    • Nhiệt đồ bảo quản: Nhiệt độ tốt nhất để bảo quản rượu sâm cau là 20 – 25 độ C. Nếu bảo quản nơi quá nóng hoặc quá lạnh thì rượu dễ sinh ra chất độc hoặc không đảm bảo chất lượng.
    • Đậy kín nắp rượu: Bạn nên đậy chặt nắp bình ngăn không khí và vi khuẩn xâm nhập vào và tránh rượu bị oxy hóa. Bình đựng rượu tốt nhất nên là bình sành hoặc thủy tinh.

Rượu sâm cau không chỉ là một loại rượu ngâm truyền thống có giá trị, mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách và liều lượng hợp lý. Tuy nhiên, để tận hưởng trọn vẹn những công dụng của rượu sâm cau, việc bảo quản đúng cách, chọn lựa nguyên liệu kỹ càng, và ngâm ủ đủ thời gian là rất quan trọng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách ngâm, bảo quản cũng như những lưu ý khi sử dụng rượu sâm cau để có được trải nghiệm an toàn và hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.