Cách ngâm rượu dâu tằm thơm ngon tốt cho sức khỏe

Dâu tằm ngoài có thể ăn tươi hoặc làm mứt ăn thì còn có thể ngâm rượu. Rượu dâu tằm rất có lợi cho sức khỏe vừa thơm ngon. Hãy cùng Rượu Hương Sơn để tìm hiểu tác dụng và cách ngâm rượu dâu tằm đơn giản nhất.

Thành phần dinh dưỡng quả dâu tằm

Dâu tằm có tên tiếng anh là mulberry, khi quả đã chín sẽ có vị ngọt giống nho. Quả dâu tằm thường được làm siro giải nhiệt mùa hè. Đem ngâm với rượu cũng rất tốt và được nhiều ngươi ưa chuộng.

Thành phần dinh dưỡng của dâu tằm chủ yếu gồm protein, acid hữu cơ, carontene, Vitamin C và B, chất xơ, chất chống oxy hóa,… Đặc biệt khi ngâm dâu tằm sẽ phát huy hết công dụng. Vì vậy, đa phần các gia đình Việt thường ngâm với đường hoặc với rượu để dùng quanh năm

Tác dụng của rượu dâu tằm với sức khỏe

tác dụng của rượu ngâm dâu tằm với sức khỏe
tác dụng của rượu ngâm dâu tằm với sức khỏe

Rượu dâu tằm rất tốt cho sức khỏe với các lợi ích như:

  • Giúp dưỡng huyết, thông khí huyết và bổ can thận, tiêu khát và lợi ngũ tạng.
  • Rượu dâu tằm còn có công dụng dưỡng nhân, giúp kích thích vị giác cho bữa ăn ngon hơn.
  • Trong dâu tằm có Vitamin A, C, E và các thành phần carotenoid giúp làm đen tóc.
  • Hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa, cung cấp lượng chất xơ dồi dào cho cơ thể.
  • Giúp tim khỏe mạnh do dâu tằm cung cấp resveratrol giúp tăng sản xuất oxit nitric làm giãn các mạch máu và giảm nguy cơ bị máu đông.
  • Giảm các tình trạng đau đầu, chóng mặt, ù tai.
  • Trong dâu tằm còn có canxi và sắt giúp xương khỏe, hạn chế các vấn đề: thái hóa xương, loãng xương, đau lưng,…
  • Ngoài ra trong dâu tằm còn có hàm lượng vitamin C giúp tăng sức đề kháng, kích thich ăn ngủ ngon hơn.
  • Đối với nữ giới thì rượu dâu tằm giúp bổ huyết và da hồng hào, cải thiện nhan sắc.

Cách ngâm rượu dâu tằm đơn giản tại nhà

Nguyên liệu làm rượu dâu tằm

  • Dâu tằm: 1/2 kg
  • Đường trắng: 1.5kg
  • Rượu trắng: 1 lít (nồng độ cồn 35 -38 độ)
  • Bình thủy tinh ngâm rượu

Các bước làm rượu dâu tằm

Cách ngâm rượu dâu tằm đúng cách
Cách ngâm rượu dâu tằm đúng cách
  • Bước 1: Cho hết dâu tằm vào rổ rồi đem đi rửa với nước, tránh trường hợp bạn rửa quá mạnh làm cho quả dâu tằm bị dập nát thì khi ngâm sẽ giảm đi độ thơm ngon. Sau khi đã làm sạch bụi bẩn thì để ráo nước. Lưu ý dâu tằm khi rửa sẽ rất dễ bị nát và ra màu nên khi rửa nên mang bao tay.
  • Bước 2: Bạn bắt đun 1 nồi nước cho tí muối vào rồi dùng thìa khuấy tan. Sau đó để nguội bớt rồi bỏ dâu tằm vào chần trong 2 – 3 phút rồi vớt ra để ráo nước.
  • Bước 3: Khi thấy dâu tằm đã ráo nước bạn cho hết vào bình thủy tinh, cứ một lớp dâu bạn phủ lên 1 lớp đường. Hãy làm xen kẽ cho tới khi hết nguyên liệu rồi cho rượu trắng vào.
  • Bước 4: Bạn đậy kín nắp lại và ủ trong thời gian 1 tháng. Cứ 2 tuần bạn dùng vá để những phần dâu nổi lên xuống đáy để dâu được ngấm đều.
  • Bước 5: Sau khi ngâm 1 tháng xong bạn đã hoàn thành món rượu ngâm dâu tằm thơm ngon. Để thưởng thức, bạn chỉ việc lọc lấy phần nước và ép phần xác dâu lần nữa để loại bỏ bả đi. Bạn cũng có thể bỏ đá vào uống kèm để tăng thêm độ thơm ngon hơn.

Rượu chuối hột là gì? Cách ngâm rượu chuối hột rừng đúng công thức

Cần lưu ý gì khi ngâm rượu dâu tằm?

Một số lưu ý khi ngâm rượu dâu tằm
Một số lưu ý khi ngâm rượu dâu tằm

Mặc dù công thức ngâm rượu dâu tằm rất đơn giản tuy nhiên để chắc chắn rằng rượu được ngâm tốt nhất bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Không nên dùng bình nhựa để đựng rượu ngâm sẽ không ngon như bình thủy tinh.
  • Nên ủ rượu dâu tằm tối thiểu 1 tháng để đạt chất lượng tốt nhất.
  • Nếu bạn không uống được rượu nặng thì bạn cũng có thể không cần cho rượu trắng vào vì khi ngâm đường với dâu tằm đã lên men và tạo ra rượu nhẹ rồi.
  • Nên bảo quản rượu dâu tằm ở nhiệt độ tầm 25 độ C và tránh ánh nắng từ mặt trời.

Dùng rượu dâu tằm như thế nào tốt cho sức khỏe

Rượu dâu tằm rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên không phải ai cũng dùng được dưới đây là một số lưu ý khi dùng rượu ngâm dâu tằm:

  • Người hay bị dị ứng hoặc gan có vấn đề, chức năng bị kém thì nên hạn chế dùng rượu dâu tằm.
  • Những người có cơ địa hay bị nóng trong, họng khô, váng đầu, gó má đỏ, hay sốt về chiều, lòng bàn tay chân nóng cũng nên hạn chế dùng rượu ngâm dâu tằm.
  • Rượu ngâm dâu tằm có vị khá ngọt, dễ uống và có thể uống chung với đá nên nhiều người hay dùng quá nhiều nên dẫn tới say rượu hoặc ngộ độc rượu. Vì vậy bạn chỉ nên dùng khoảng 2 lần/ngày, mỗi lần chỉ nên dùng chén nhỏ từ 10 – 20ml trong bữa ăn, có thể cho thêm đá để tăng thêm hương vị.
  • Trong dâu có chứa nhiều tanin nên bạn không nên đựng dâu tằm trong các kim loại như: sắt, đồng, nhôm. Khi chần qua dâu thì nên dùng nồi tráng men, nồi thỷ tinh hoặc nồi đất.

Hy vọng bài viết trên của Rượu Hương Sơn sẽ giúp cho bạn biết thêm về tác dụng và cách ngâm rượu dâu tằm đơn giản tại nhà. Chúc bạn thành công với công thức trên mà chúng tôi chia sẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.